Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu tỷ lệ người mắc bệnh vảy nên luôn nằm trong top cao so với các căn bệnh da liễu khác. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng từ trẻ em cho tới người già và ngay cả phụ nữ mang thai cũng là đối tượng tấn công của bệnh. Xuất hiện trên da, căn bệnh này biểu hiện ra thành những mảng tổn thương lớn có màu đỏ tía, có nhiều vảy màu trắng bạc phía trên. Chúng chủ yếu tập trung ở các vùng da có nếp nhăn như khuỷu tay-chân, đầu gối, da đầu tổn thương lan ra trên diện rộng nếu bị vảy nến nặng.
Cho tới nay nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy nến vẫn còn là một ẩn số chưa có lời giải đáp. Tuy nhiên thật may mắn là các nhà khoa học cũng tìm ra được sự khởi phát của căn bệnh này có liên quan trực tiếp tới các yếu tố sau:
1. Lạm dụng bia rượu
Tìm hiểu về chế độ ăn uống của bệnh nhân bị vảy nến tại Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Pennsylvania nhận thấy rằng đa phần các bệnh nhân bị vảy nến có xu hướng uống rượu thường xuyên với mức độ nhiều. Điều này cho thấy việc lạm dụng bia rượu không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn mang đến nhiều bệnh tật nguy hiểm cho cơ thể như ung thư, vảy nến…
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm mặc dù là nguyên nhân bắt nguồn của nhiều bệnh tật song rượu nếu được sử dụng đúng cách và điều độ vẫn có những lợi ích nhất định. Với người có sức khỏe bình thường vẫn có thể uống 3-4 ly rượu nhỏ mà không hề hấn gì.
2. Rối loạn hệ miễn dịch
Đây là nguyên nhân bị vảy nến thường gặp nhất. Khi cơ thể bị các yếu tố lạ xâm nhập như vi rus, vi khuẩn thì các tế bào miễn dịch thay vì tấn công chúng lại đi tiêu diệt các tế bào biểu bì da. Hậu quả là các tế bào da lành nhanh chóng bị chết đi, đóng vảy và bong tróc- biểu hiện bạn thường thấy ở căn bệnh vảy nến.
3. Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân bị vảy nến
Mặc dù không thể đổ lỗi hoàn toàn cho việc hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến song nhiều cuộc nghiên cứu khoa học đã chỉ ra được sự tác động qua lại giữa khói thuốc lá với bệnh vảy nến. Cụ thể như sau:
- Chất trong khói thuốc lá làm kích thích các gen gây bệnh vảy nến hoạt động trở lại.
- Các chất độc hại trong khói thuốc lá cũng ức chế thần kinh, gây stress, căng thẳng- những yếu tố tâm lý khiến cho bệnh vảy nến nặng hơn.
- Nicotin cũng có khả năng gây rối loạn hệ thống miễn dịch, đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh vảy nến đã được chúng tôi đề cập ở trên.
4. Ra nắng nhiều
Nếu thường xuyên để da phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu, bạn sẽ có nguy cơ bị vảy nến cao. Riêng đối với những người đã bị vảy nến thì việc tắm nắng quá lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt cũng làm bệnh trở nên trầm trọng và lan rộng.
Do vậy để ngăn ngừa căn bệnh này thì bạn nên có biện pháp bảo vệ da khi đi nắng. Ít nhất là thoa kem chống nắng cho da, hoặc trang bị các dụng cụ bảo vệ cần thiết như ô, dù, quần áo dài tay, mũ, kính mát khi ra ngoài.
5. Bị vảy nến do tác động của thời tiết
Không khí khô lạnh được xem là điều kiện thời tiết xấu đối với bệnh nhân bị vảy nến. Trong những ngày này vùng da bị bệnh sẽ dễ bị mất nước, thiếu nước và trở nên bong tróc, lan rộng. Do vậy các chuyên gia y tế khuyên rằng người dân, đặc biệt là bệnh nhân đang mắc vảy nên nên trang bị một máy tạo độ ẩm không khí trong nhà để đối phó với tình trạng khô lạnh khắc nghiệt của mùa đông.
6. Stress
Đây là thủ phạm gây bệnh vảy nến ít ai ngờ đến. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi đầu óc bị căng thẳng hệ sinh học của cơ thể sẽ khởi động lại các yếu tố tự miễn phát sinh gây ra bệnh vảy nến. Ngoài ra căng thẳng thần kinh cũng gây ức chế hệ thần kinh làm sản sinh ra các chất độc cho da, khiến bệnh vảy nến tái phát trầm trọng hơn.
7. Tác dụng phụ của thuốc
Bệnh vảy nến cũng được xem là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh như thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc phòng ngừa và điều trị sốt rét, thuốc steroid…Các thuốc náy khi được sử dụng kéo dài có thể tác động tới phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể gây rối loạn hệ miễn dịch và sinh ra vảy nến.
8. Nguyên nhân bị vảy nến do nhiễm trùng
Khi đường hô hấp đang bị nhiễm trùng ( biểu hiện là các bệnh viêm họng, ho, viêm mũi…) hoặc nhiễm nấm thì cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh vảy nến phát triển. Do vậy khi mắc các căn bệnh này chúng ta cần chú trọng điều trị triệt để càng sớm càng tốt.
9. Tổn thương ngoài da
Tình trạng dày sừng ở bệnh nhân vảy nến có hể lan rộng ra các vùng da bị tổn thương do côn trùng cắn, vết trầy xước do va quẹt hoặc sử dụng dao cậu râu…Do đó bệnh nhân nên chú ý bảo vệ da của mình tarn1h cho da bị trầy xước, tránh để côn trùng đốt bằng cách xịt thuốc thường xuyên, giữ cho nhà cửa thông thoáng sạch sẽ.
10. Di truyền
Khai thác tiền sử của bệnh nhân bị vảy nến cho thấy đa số những trường hợp mắc bệnh đều có người thân thuộc như cha mẹ, hoặc anh chị em cũng đang mắc căn bệnh này. Theo đó, ước tính có tới 75% bệnh nhân bị vảy nến do di truyền. Các nhà khoa học cũng đả tìm ra được một số loại kháng nguyên có thể di truyền và gây ra bệnh vảy nến như HLAW6, B13, B17, DR7.
Trên đây là những nguyên nhân bị vảy nến thường gặp mà bạn nên biết. Nếu bạn đang có một trong các yếu tố trên hãy đề cao cảnh giác và có những biện pháp thiết thực để phòng ngừa bệnh ngay từ hôm nay để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.