Tỏi có thể ăn sống
Khi nhiệt độ cao hơn 80°C, allicin sẽ dễ bị phá hủy và phân giải, rất khó còn phát huy được tác dụng diệt khuẩn. Chỉ khi tỏi được cắt mỏng hoặc đập dẹt thì thành tế bào mới được phá hủy, mới kích hoạt được enzyme tỏi xúc tác với arginine để tạo ra allicin.
Cấu trúc của tỏi bị phá hủy càng nặng thì càng tốt, càng dễ giải phóng allicin, khi đó chức năng khử trùng và ức chế vi khuẩn càng tốt. Do đó, tỏi dùng ăn sống là phù hợp nhất, và tốt nhất khi ăn là hãy giã tỏi ra.
Ăn tỏi sống cũng cần khoa học
Ăn tỏi sống cũng cần khoa học, sau khi cắt lát hoặc đập dập, cần để khoảng 15 phút sau thì alliin và enzyme tỏi mới có thể tiếp xúc với nhau để tạo thành allicin.
Nhóm người không nên ăn
Tính kích thích của tỏi khá mạnh, những bệnh nhân bị bệnh về mắt, tiêu chảy không do vi khuẩn và bệnh nhân viêm gan tốt nhất là không nên ăn tỏi để không làm tình trạng trầm trọng thêm.
Ăn tỏi có chừng mực
Tác dụng của tỏi rất nhiều, nhưng nên ăn mức thích hợp, ăn nhiều tỏi gây đau dạ dày sẽ dễ kéo theo các vấn đề khác như viêm mí mắt, viêm kết mạc, ngoài ra vấn đề hơi thở hôi cũng thật quan ngại. Do đó, tốt nhất là nên cách 1-2 ngày ăn một lần, mỗi lần không nên ăn quá 3 nhánh, việc ăn quá nhiều tỏi sẽ gây kích thích mạnh đối với cơ thể.
Những cách phối hợp để điều trị bệnh
1. Thêm đường đường nâu: Trị tiêu chảy
Tiêu chảy do vi khuẩn gây ra, nhưng chỉ cần tỏi kết hợp với hai thứ nữa là có thể nhanh chóng ngăn chặn tiêu chảy.
Cách làm: 50g tỏi, 30g đường nâu, 30g trà, đun sôi nước đường nâu, thêm vào 30g trà và 50g tỏi.
Cách dùng: Khuấy đều, uống nước khi nước ấm, chứng tiêu chảy sẽ hết ngay.
2. Thêm giấm: Chống lão hóa và hỗ trợ tiêu hóa
Giấm gạo có tác dụng làm giảm huyết áp, giảm mỡ máu, làm mềm mạch máu, khử nám, nhưng hiệu quả sẽ tăng gấp bội nếu phối hợp với tỏi, ngoài ra còn có thể chống lão hóa và trợ giúp tiêu hóa.
Cách làm: 300g tỏi mới bóc vỏ và rửa sạch để ráo nước, bỏ vào bình chứa, thêm 600ml giấm gạo, thêm đường phèn 300 ~ 400g, ủ kín trong một tháng là dùng được.
Cách dùng: Mỗi ngày ăn từ 2 đến 3 tép tỏi giấm, có hiệu quả giải nhiệt tản hàn, ngăn ngừa cảm lạnh, tăng cường thể lực.
3. Ngâm rượu: Bổ thận và hoạt huyết
Tỏi ngâm rượu có thể thúc đẩy lưu thông máu, trợ tiêu trợ tiện, tăng cường trao đổi chất, cải thiện sức đề kháng cơ thể, bổ thận, bảo vệ tim mạch và mạch máu não, giúp khí sắc cơ thể tốt hơn, và kéo dài tuổi thọ.
Cách làm: 2 kg tỏi, bóc vỏ và bỏ vào một lọ thủy tinh, đổ vào khoảng 2 lít rượu trắng, ủ kín trong một tuần hoặc nửa tháng là dùng được.
Cách dùng: Mỗi ngày ăn một hoặc hai tép tỏi. Thỉnh thoảng uống vài ngụm rượu ngâm tỏi, rất tốt để chăm sóc sức khỏe.
4. Thêm mật ong: Bảo vệ gan và dạ dày
Mật ong và tỏi tưởng như không hợp, nhưng trong thực tế phối hợp với nhau lại tốt cho gan và dạ dày; ngoài ra mật ong giúp cũng làm giảm hương vị tỏi, khi dùng không phải lo hôi miệng.
Cách làm: Bóc vỏ tỏi và đập dập rồi cho vào mật ong ngâm một tháng là dùng được.
Cách dùng: Tỏi khử trùng, dùng kết hợp mật ong thì mùi vị sẽ không còn khó chịu, lại ngọt. Ăn trực tiếp hoặc lấy ra pha nước uống, giúp ngăn ngừa cảm lạnh.
5. Thêm chất béo: Giảm gánh nặng đường ruột
Allicin hòa tan trong chất béo, tính kích thích sẽ được giảm đáng kể. Dùng kết hợp với chất béo giúp thúc đẩy sự trao đổi chất và phân giải của chất béo, qua đó giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa.
Cách làm: Tỏi đã được lột vỏ hãy băm hoặc giã nhuyễn rồi ngâm trong dầu ăn khoảng một giờ là dùng được.